Chiều ngày 22 thang 4 năm 2022, Trường THCS Dương Nội đã tổ chức thành công buổi chuyên đề ngoại khóa Giáo dục kỹ năng sống "Sự vô cảm, bạo lực học đường và kỹ năng giao tiếp ứng xử trên mạng xã hội" Tại buổi nói chuyện các em học sinh đã được giao lưu cùng với thầy Đỗ Hoàng Thái Đăng - Chuyên gia giáo dục Kỹ năng sống, giá trị sống. Tham dự chuyên đề có 1648 em học sinh và toàn thể giáo viên trong nhà trường.Trường nhiều năm qua, THCS Dương Nội luôn xác định công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của các em về giáo dục kỹ năng sống cũng như kỹ năng giao tiếp xã hội, kỹ năng ứng xử từ đó giúp các em xác định đúng động cơ, thái độ học tập, tạo dựng niềm tin và góp phần bồi dưỡng nhân cách cho các em.
Cũng trong buổi nói chuyện chuyên đề các em đã biết thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm khi tham gia môi trường trên mạng xã hội trước hết phải tôn trọng pháp luật: Không đưa thông tin bịa đặt, nhất là những thông tin liên quan đến người khác hoặc gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội; không đưa thông tin gây kích động bạo lực, phân biệt dân tộc, giới tính, tôn giáo, vùng miền; không được sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của người khác khi chưa được sự đồng ý của họ; không được xúc phạm, làm nhục, làm mất uy tín, danh dự cá nhân của người khác… Người vi phạm có thể chịu sự chế tài của pháp luật.
Không chỉ vậy, khi tham gia mạng xã hội các em còn phải ứng xử có văn hóa, văn minh khi sử dụng hình ảnh, ngôn từ, câu chuyện… Việc chê bai, châm biếm, giễu cợt người khác dù theo số đông hoặc thuần túy đùa vui cũng có thể phản ánh thái độ không đứng đắn, tích cực của người đăng tải. Ngoài ra, khi ứng xử thiếu tôn trọng nhau thì có thể gây ra những hậu quả khó lường.Vì vậy khi tham gia mạng xã hội chúng ta nên lan tỏa những thông tin, hình ảnh tốt đẹp về các hoạt động xã hội, hoạt động vì cộng đồng, phê phán những cái xấu, biểu hiện lệch lạc, hướng tới thông điệp nhân văn. Đồng thời cần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, không sử dụng ngôn ngữ lai căng, tục tĩu, cá biệt, có tính bạo lực; chỉ đăng, phát thông tin rõ nguồn gốc, đã được kiểm chứng. Đặc biệt, không được lập nhóm, hội để nói xấu, công kích lẫn nhau; không đăng tải, chia sẻ thông tin có thể gây xúc phạm, làm mất uy tín, danh dự cá nhân; không "vào hùa" theo đám đông khi chưa hiểu rõ về vụ việc đó, hoặc không có căn cứ, gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội .Đồng thời qua chuyên đề thầy Đăng còn giúp các em nhận biết được một số dáu hiệu về tự kỉ và dấu hiệu của trầm cảm, từ đó tuyên truyền giúp các em biết kĩ năng kiềm chế cảm xúc bản thân,
Qua buổi nói chuyện các em học sinh đã mạnh dạn, tự tin hơn, dám bày tỏ ý kiến, suy nghĩ của bản thân mình trước tập thể. Các em cũng có thêm hiểu biết và thay đổi trong nhận thức, suy nghĩ, thái độ và hành vi ứng xử đúng đắn, biết điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức, năng lực, sở trường của cá nhân. Sống biết yêu thương hơn, không vô cảm trước nỗi đau của người khác./.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc bổ sung kinh phí thực hiện mức lương cơ sở mới đối với cán bộ, công chức, viên chức theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 của Chính phủ
Thời gian đăng: 09/11/2024
lượt xem: 35 | lượt tải:16Công văn hướng dẫn thực hiện BHYT của học sinh năm học 2024 - 2025.
Thời gian đăng: 17/09/2024
lượt xem: 196 | lượt tải:79